top of page

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Để ngăn chặn hành vi vi phạm HĐTM, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như đề cao đạo đức trong kinh doanh, nâng cao ý thức pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các chủ thể kinh doanh. Trong đó, xác định và áp dụng đúng trách nhiệm pháp lý trong thương mại (chế tài thương mại) là biện pháp pháp luật đặc biệt, góp phần trong việc ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm. Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về thương mại như PLHĐKT, LTM 1997, nhà nước luôn có những quy định khá cụ thể về chế định trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM. Hiện nay, quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM (chế tài thương mại) tiếp tục được khẳng định trong LTM 2005. Tuy nhiên, một số quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn còn bộc lộ một số bất cập gây khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp có liên quan. Các hành vi vi phạm hợp đồng, căn cứ áp dụng trách nhiệm, các biện pháp trách nhiệm, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm vẫn là các vấn đề còn tranh cãi trong giới luật học, đặc biệt là cách thức áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý cho từng hành vi vi phạm HĐTM. Những vấn đề này cần phải tiếp tục được làm rõ và đề xuất giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện. So sánh LTM 2005 của Việt Nam với PICC, CƯV và văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của một số quốc gia (Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga...) còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay đòi hỏi phải cần sửa đổi, bãi bỏ một số quy định chưa phù hợp và ban hành những quy định mới về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mang tính thích ứng cao theo xu hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của các văn bản pháp luật của quốc tế. Về lý luận, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM. Trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả đã có một số ý kiến tương đồng về mặt lý luận, về các quy định pháp luật, tuy nhiên còn một số nội dung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn chưa thống nhất quan điểm với nhau. Ngoài ra, việc quy định và áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM cho các thương nhân phải xác định ở mức độ khác biệt so với việc áp dụng trách nhiệm do một cá nhân bình thường (không phải là thương nhân) vi phạm hợp đồng dân sự. Theo đó, luật pháp hiện hành quy định chưa hoàn toàn nhất quán về hai hoạt động này. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sỹ luật học.


Trích: "Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay"

Học viện Khoa học xã hội - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Lê Thị Tuyết Hà

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Kim Anh - TS. Nguyễn Thị Kim Vinh

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page