top of page

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam

Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật TNBTCNN 2017 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2018. Có thể nói, Luật TNBTCNN 2017 đã sửa đổi nhiều quy định của Luật TNBTCNN 2009 và sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, dù mới được ban hành cũng như mới có hiệu lực thi hành, nhưng đã ngay lập tức Luật TNBTCNN 2017 bộc lộ những hạn chế, thiếu sót mới cũng như còn nhiều nội dung hạn chế, bất cập của Luật TNBTCNN 2009 mà Luật năm 2017 chưa khắc phục được. Những hạn chế, bất cập này dự báo việc thi hành Luật TNBTCNN 2017 trên thực tiễn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, cản trở. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận đồng thời với việc đánh giá thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN để đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật vẫn còn tính cấp thiết. Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết của một số tác giả về vấn đề TNBTCNN, có thể kể đến như: Đề tài khoa học cấp Bộ “Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” do Cục Bồi thường nhà nước Bộ Tư pháp thực hiện; Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Lê Mai Anh: “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thái Phương: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước”; GS.TS Nguyễn Đăng Dung: “Bồi thường thiệt hại của lập pháp” Tại Hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường nhà nước” - Trung tâm Thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học Văn phòng Quốc hội, Hà Nội, 2007; GS.TS Phạm Hồng Thái: “Một số vấn đề về bồi thường nhà nước” tại Hội thảo “Pháp luật về bồi thường nhà nước” do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức, Quảng Ninh, 18, 19 tháng 12 năm 2008; PGS.TS Nguyễn Như Phát: “Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2007; TS Trần Thái Dương: “Các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2009; PGS.TS Trịnh Đức Thảo: “Hai lý thuyết và hai loại trách nhiệm bồi thường nhà nước”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1 (115), tháng 1/2008...... Trong những công trình nghiên cứu, bài viết, bài nghiên cứu nêu trên, có một số công trình đã nghiên cứu công phu về TNBTCNN nhưng lại chưa toàn diện, còn lại, đa số các công trình, bài viết khoa học mới chỉ nghiên cứu về TNBTCNN ở những bình diện nhỏ lẻ, chưa có tính bao quát, toàn diện và cũng chưa có công trình nào đưa ra hướng sửa đổi, hoàn thiện những quy định pháp luật một cách tổng thể, có hệ thống. Trước thực tế trên cho thấy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện quy định của pháp luật về TNBTCNN là cần thiết cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh mà Đảng và Nhà nước vẫn đang tiếp tục chủ trương hoàn thiện hơn nữa các cơ chế pháp lý phúc đáp và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân nói chung cũng như quyền được Nhà nước bồi thường nói riêng. Với lẽ nêu trên, khẳng định, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Trích: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước theo pháp luật Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội


Tác giả: Lê Thái Phương

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Bùi Đăng Hiếu - TS. Lê Đình Nghị

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Commenti

Valutazione 0 stelle su 5.
Non ci sono ancora valutazioni

Aggiungi una valutazione
bottom of page