top of page

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN

Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, các cơ quan tư pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nói riêng luôn giữ vị trí quan trọng, là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, là nền tảng cơ bản của nhà nước pháp quyền. Thực hành quyền công tố (THQCT) trong tố tụng hình sự là hoạt động quan trọng, cơ bản và mang tính xuyên suốt, liên tục của VKSND, nhằm thực hiện một trong ba chức năng của tố tụng hình sự: Chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử. THQCT có ý nghĩa to lớn trong việc giảm thiểu oan sai và chống bỏ lọt tội phạm. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định VKSND các cấp nhiều quyền năng và nhiệm vụ quan trọng. Không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của mọi khâu công tác cũng như nhiệm vụ khác, nhưng THQCT trong tố tụng hình sự thể hiện rõ nét nhất vị trí, vai trò của VKSND và cũng là giai đoạn mà ngành Kiểm sát phải gánh vác nhiều nhiệm vụ, với trách nhiệm nặng nề nhất, đây là hoạt động mà VKS đại diện cho nhà nước thực hiện tất cả các hoạt động luật định nhằm buộc tội đối với người bị coi là tội phạm. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài "Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An" làm luận án tiến sỹ luật học tại Học viện Khoa học xã hội.

Trích: Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học Xã Hội


Tác giả: Tôn Thiện Phương

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phùng Thế Vắ

TS. Lê Thị Tuyết Hoa

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


1 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page