top of page

Quốc triều hình luật - giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Trong bối cảnh đó, để góp phần giải quyết những nhiệm vụ trên, nghiên cứu truyền thống pháp lý của dân tộc, đặc biệt là những quan điểm và kinh nghiệm thực tiễn trong lập pháp của cha ông ta để bảo tồn và phát huy những bài học bổ ích đó cho đất nước ngày hôm nay là việc làm cần thiết vì "những trang Cổ luật Việt Nam chính là những trang sử vinh quang ghi chép sức sống dũng mãnh của các chế độ gia đình và xã hội, cũng như các phong tục lành mạnh của dân tộc mà chúng ta cần phải tìm hiểu." [45, tr.49] Trong số các truyền thống pháp lý của dân tộc cần tìm hiểu thì việc nghiên cứu Quốc triều hình luật (QTHL) là một trọng tâm vì nó chứa đựng những giá trị văn hóa, văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Nó “không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt luật lệ” [64, tr.17]. Kết quả nghiên cứu các giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL sẽ đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân.


Trích: Quốc triều hình luật - Các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội


Tác giả: Lương Văn Tuấn

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Hồng Trung và GS. TS Hoàng Thị Kim Quế

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


1 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page