top of page

Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành năm 1995 và Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 đã có những thay đổi đáng kể trong các quy định trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm không thực hiện cam kết. Trên cơ sở các quy định này, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Thông tư liên tịch số 03/2002/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng và một số văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành đã được ban hành. Tuy vậy, trên thực tế thì tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi không thu hồi được ngày càng lớn trong khi khối lượng tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng hầu như không xử lý được. Theo con số thống kê đến hết năm

2001, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khó có khả năng thu hồi lên đến 23.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 1/3 là nợ tồn đọng nằm trong tài sản bảo đảm. Riêng tại Thành phô Hổ Chí Minh, khối lượng tài sản bảo đảm cần xử lý lên đến 2915 tài sản. Tinh trạng này đã làm ứ đọng vốn cung ứng cho nền kinh tế, gây lãng phí tài sản của nhà nước, của nhân dân và có nguy cơ làm mất ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng, nguy cơ phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 149/ 2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tổn đọng của các Ngân hàng thương mại nhằm tập trung xử lý những khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm của các khoản nợ tồn đọng còn dư nợ đến hết tháng 12 năm 2000, trong đó trao những đặc quyền cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm và huy động tất cả các Bộ, ngành trong việc hỗ trợ ngân hàng xử lý tài sản. Thực trạng trên cho thấy trong bối cảnh đã có các văn bản pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tương đối đầy đủ, thì việc xử lý được tài sản bảo đảm nợ vay tại các tổ chức tín dụng vẫn còn nan giải. Điều này đặt ra vấn đề về tính đồng bộ, tính thống nhất và sự phù hợp của các quy định về giao dịch

bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cần được nghiên cứu, xem xét để tìm ra nguyên nhân và định hướng hoàn thiện. Với những lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng” làm luận văn tốt

nghiệp cao học.

Trích: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật


Tác giả: Trần Thị Minh Tâm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Dũng Sỹ

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Kommentare

Mit 0 von 5 Sternen bewertet.
Noch keine Ratings

Rating hinzufügen
bottom of page