top of page

Pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Việc lựa chọn quy định cách thức nào để khởi động tố tụng hình sự với vụ án bằng con đường công tố hay tư tố phải xuất phát từ các nhu cầu và đòi nhất định, phải dựa trên các triết lý nhất định, phản ánh truyền thống văn hóa pháp luật của quốc gia đó, đánh giá được hiệu quả mà pháp luật quốc gia đó quy định cho cách thức tố tụng mà họ lựa chọn. Trong tố tụng hình sự có một kết quả chung hướng đến là nhà nước phải chủ động nắm được nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, xử lý tội phạm, kiểm soát được tội phạm, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Tuy nhiên, nhà nước không chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất là bảo vệ các giá trị nhà nước xác định, lợi ích xã hội mà còn phải tính đến bảo vệ hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng, bảo vệ quyền con người nhất là quyền của người bị hại, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Xét về hiệu quả điều chỉnh pháp luật của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của người, tổ chức bị hại trong tố tụng hình sự không phải chỉ là các lợi ích thực tế vật chất mà còn là các lợi ích tinh thần, lợi ích khác; lợi ích không chỉ đặt trong một quan hệ nhất định mà phải đặt trong tổng thể các quan hệ xã hội. Chính vì vậy pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đã quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, dành cho bị hại (cá nhân và tổ chức) được lựa chọn cách thức bắt đầu và chấm dứt tố tụng bằng quy định “Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại”; nội dung của quyền này bao gồm các yếu tố là: Quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại trong vụ án. Trong lịch sử lập pháp tố tụng Việt Nam, quyền này được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nay là Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trích: Pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học Viện Khoa học Xã Hội


Tác giả: Lưu Bình Dương

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Tất Viễn



Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


2 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page