top of page

Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một trong những vấn đề cần làm rõ hiện nay đó là khi bàn về cơ chế phân công, phối hợp quyền lực không thể không nói đến những giới hạn của các bộ phận quyền lực nhà nước và nguyên tắc quan hệ qua lại về thẩm quyền, đặc biệt là mối quan hệ của hai nhánh quyền tư pháp và hành pháp. Cần làm sáng tỏ “tính độc lập tương đối” của mỗi quyền, mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhánh quyền lực, bảo đảm quyền lực không bị tha hóa và bị lạm dụng. Thực tiễn mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp ở nước ta hiện nay trên cả ba phương diện phân công, phối hợp và kiểm soát còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Phân công chưa thực sự hợp lý, phối hợp và kiểm soát chưa bảo đảm được sự độc lập của tư pháp cũng như sự mềm dẻo, linh hoạt của hành pháp. Trong khi đó, nhánh quyền hành pháp lại là nhánh quyền trung tâm, quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; nhánh quyền tư pháp quyết định yếu tố công lý, công bằng, dân chủ trong xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân cũng như dư luận xã hội. Chính điều này dẫn đến hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước nói chung và quyền tư pháp, quyền hành pháp nói riêng chưa cao, chưa bảo đảm được nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân - yêu cầu tất yếu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Trích: Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực

nhà nước ở Việt Nam hiện nay

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học xã hội


Tác giả: Nguyễn Thị Huyền

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


4 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page