top of page

Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Những hạn chế, bất cập tồn tại trong pháp luật về HĐTCTS là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hệ quả thiếu cơ sở cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xã hội và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này chứng minh bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐTCTS còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn như: một số tòa án còn xác định chưa chính xác và có sự nhầm lẫn giữa HĐTCTS với hợp đồng mượn tài sản và “di chúc sống”; đối với trường hợp người đang vi phạm nghĩa vụ trả nợ (thường vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền) mà xác lập HĐTCTS thì các tòa đang giải quyết chưa thống nhất. Một số tòa tuyên bố HĐTCTS vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba nhưng cũng có một số tòa công nhận hiệu lực của HĐTCTS; cùng một vụ việc hoặc những vụ việc tương tự nhau nhưng còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử hoặc các Hội đồng xét xử trong cùng một cấp tòa trong việc xác định các vấn đề có liên quan như thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS, chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho, hình thức ghi nhận điều kiện tặng cho, liên quan đến điều kiện không được chuyển nhượng đối với tài sản tặng cho...Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến thực trạng này bắt nguồn từ năng lực, trình độ chuyên môn của thẩm phán giải quyết vụ việc. Các tòa án còn chưa đánh giá chính xác nội dung, bản chất vụ việc hoặc áp dụng pháp luật còn chưa chính xác... Trong bối cảnh khung pháp lý về HĐTCTS còn sơ sài, nhiều quy định chưa phù hợp cùng với thực trạng giải quyết tranh chấp về HĐTCTS vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại hợp đồng này là cần thiết. Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình khoa học với các cấp độ khác nhau nghiên cứu về HĐTCTS. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung tìm hiểu về HĐTCQSDĐ hoặc các công trình mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý của HĐTCTS mà chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu toàn diện ở cấp độ tiến sĩ về HĐTCTS. Đặc biệt, kể từ thời điểm BLDS năm 2015 được thông qua và có hiệu lực, các công trình nghiên cứu về HĐTCTS còn tản mác, không mang tính hệ thống và toàn diện. Xuất phát từ những lý do trên, NCS khẳng định, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài: “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đang là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan từ cuộc sống.

Trích: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Đại học Luật Hà Nội


Tác giả: Lê Thị Giang

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Huệ - TS Vương Thanh Thuý

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


122 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page