top of page

Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ vị trí địa chính trị, địa kinh tế - văn hóa và xã hội của tỉnh Đắk Lắk và tính chất, đặc điểm tâm lý, tư tưởng đặc thù của dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh, công tác giáo dục pháp luật cho người dân theo mô hình lý luận về giáo dục pháp luật chung trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và nhu cầu của người dân. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục pháp luật có lúc, có thời điểm chưa đầy đủ. Nhận thức pháp luật của người dân không đồng đều, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật chưa phù hợp với đặc điểm, địa bàn và người dân trong tỉnh; chưa làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, nhất là trong mối quan hệ với giáo dục luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai hoạt động giáo dục pháp luật còn chưa rõ. Nguồn lực bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật còn hạn chế, chưa tương xứng với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ (cả về nhân lực và kinh phí, cơ sở vật chất), chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin pháp luật của người dân. Đặc biệt giáo dục pháp luật ở Đắk Lắk thời gian qua chưa được đặt trong mối quan hệ hài hoà với giáo dục luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Tình trạng đó dẫn đến xung đột giữa pháp luật và luật tục, tranh chấp đất đai giữa người nhập cư và người đân tộc thiểu số bản địa kéo dài trong nhiều năm, tạo điều kiện cho thế lực thù địch lôi khéo kích động chống phá chính quyền, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Thực tế đã có thế lực lợi dụng tình trạng này để tuyên bố thành lập nhà nước ĐEGA độc lập trên địa bàn Đắk Lắk và lan rộng ra các tỉnh Tây Nguyên. Vì vậy, cần phải có một mô hình lý luận đặc thù về giáo dục pháp luật cho người dân Đắk Lắk nên việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay" trong khuôn khổ một Luận án tiến sĩ luật học là thực sự cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.


Trích: Giáo dục pháp luật cho người dân ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Tác giả: Nguyễn Thị Tĩnh

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Hoàng Thị Kim Quế

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page