top of page

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Tình hình nêu trên đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan hữu quan ở khu vực ĐBSCL phải tăng cường hơn nữa công tác GDPL cho ĐBDT Khmer trên địa bàn, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật để giúp đồng bào nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, biết sử dụng pháp luật như là một phương tiện quan trọng để giải quyết những sự kiện, công việc có liên quan đến pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân, gia đình và cộng đồng. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 đã quy định về PBGDPL cho nhân dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo... Điều đó nói lên sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước ta đối với đồng bào DTTS, trong đó có ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL. Vấn đề quan trọng hơn đang được đặt ra là làm thế nào, cần có những giải pháp gì để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL cho đồng bào DTTS, trong đó có ĐBDT Khmer, đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào. Từ cách đặt vấn đề ở trên, tác giả đưa ra một số giả thiết nghiên cứu sau đây: i) Giữa chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, khả năng sử dụng pháp luật để tiếp cận, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của ĐBDT Khmer có mối liên hệ nhân quả tất yếu với nhau; do đó: ii) Nếu thực hiện tốt GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL thì ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của họ sẽ nghiêm chỉnh hơn, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật và phạm tội xảy ra trong cộng đồng; giúp ĐBDT Khmer có khả năng tốt hơn trong việc sử dụng pháp luật để tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, iii) Thực hiện tốt GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn. Như vậy, việc GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL đang là một yêu cầu khách quan, có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSCL, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật.

Trích: "Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam"

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Luận án Tiến sĩ Luật học


Tác giả: Dương Thành Trung

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Đức Thảo

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page