top of page

Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Quyền con người là một trong mười phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới bởi nó là những giá trị cao quý kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới, là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của nhân loại để bảo vệ, thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người. Sự thiếu hiểu biết về quyền con người là một trong những nguyên nhân của sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người trên phạm vi toàn thế giới nói chung và phạm vi quốc gia nói riêng, là nguồn gốc của bất ổn, bạo lực và chiến tranh gây ra biết bao đau thương cho nhân loại. Do vậy, ngoài sự nhận thức, hiểu biết các quyền mà mình được hưởng, con người còn cần có khả năng tự thực hiện và bảo vệ những quyền thiêng liêng của mình đồng thời phải có đủ hiểu biết để tôn trọng quyền của người khác. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập toàn cầu, cùng với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị...nhân quyền là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, khu vực, do đó, Việt Nam đã tham gia, gia nhập nhiều công ước, điều ước quốc tế về vấn đề quyền con người. Thêm vào đó, theo đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu quan trọng là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ). Những điều này đặt ra yêu cầu bức thiết đối với Việt Nam là sự hiểu biết về quyền con người không chỉ trong bộ phận cán bộ các cơ quan nhà nước mà còn đối với mọi người dân Việt Nam để có thể tự bảo vệ quyền của chính mình đồng thời tôn trọng quyền của người khác qua đó thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam phát triển mang tầm vóc quốc tế. Để đạt được mục tiêu trên, nước ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục quyền con người nhằm đem kiến thức về nhân quyền đến mọi người dân, đặc biệt cần tạo ra một thế hệ mới ở Việt Nam gắn liền với tư duy tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền hướng tới xây dựng một nền văn hóa nhân quyền Việt Nam phù hợp với nền văn hóa nhân quyền toàn cầu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá những thành tựu, ưu điểm đã đạt được và làm rõ những khuyết điểm tồn tại của vấn đề giáo dục nhân quyền; đồng thời xác định phương hướng, nội dung, phương pháp tiếp tục thực hiện giáo dục nhân quyền đặc biệt là giáo dục nhân quyền trong hệ thống giáo dục Đại học của Việt Nam trong đề tài “Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Trích: Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

- Luận văn Thạc sĩ Luật học - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội


Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page