top of page

Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội phạm về chức vụ

Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, CSPLHS đối với các tội phạm về chức vụ mặc dù đã có những điểm mới thể hiện được CSHS của Đảng, Nhà nước ta trong việc quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng như hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay như: không áp dụng thời hiệu đối với một số tội về tham nhũng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội về tham nhũng, giảm bớt việc thi hành hình phạt tử hình, đồng thời cũng nhằm thu hồi tài sản do người phạm tội đã chiếm đoạt; giảm từ tử hình xuống chung thân đối với một số trường hợp; xử lý hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực tư; mở rộng hơn dấu hiệu định tội đối với các trường hợp “sẽ nhận, đòi, nhận, sẽ nhận” bất kỳ lợi ích nào của người có chức vụ quyền hạn đối với một số tội như “tội nhận hối lộ”; các tình tiết mang tính định tính như hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, số lượng lớn...được quy định cụ thể, rõ ràng trong các tội phạm... Mặc dù, BLHS 2015 đã được ban hành, sẽ là công cụ pháp lý hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về chức vụ trong thời gian tới, tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn và các định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, thì chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để từng bước hoàn thiện CSPLHS đối với các tội phạm về chức vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về chức vụ và từng bước nội luật hóa các quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo cam kết và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta. Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng cho thấy, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật hình sự đối với các tội phạm về chức vụ còn trừu tượng, chung chung, khó giải thích, khó áp dụng nhất là trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa, cần có sự thống nhất trong việc xác định như thế nào là “người có chức vụ, quyền hạn”; thế nào là “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”; thực tiễn công tác xét xử CTPVCV cũng đòi hỏi có những nghiên cứu sâu để đưa ra giải pháp nhằm thực hiện và áp dụng CSPLHS đối với các tội phạm về chức vụ, vừa thể hiện tính nghiêm minh, nhân đạo của pháp luật và yêu cầu thu hồi được tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội phạm về chức vụ” làm luận án tiến sĩ luật học của mình.


Trích: Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội phạm về chức vụ

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Học viện Khoa học xã hội


Tác giả: Doãn Trung Đoàn

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Võ Khánh Vinh

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


2 lượt xem0 bình luận

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page