top of page

Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Trong khoa học luật TTHS, chế định các BPNC vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách thỏa đáng đối với tầm quan trọng của nó theo định hướng của Đảng ta về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng ngừa và ĐTCTP. Ví dụ, dưới góc độ khoa học, nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất, đầy đủ và toàn diện, như: khái niệm BPNC, bản chất pháp lý, mục đích, căn cứ áp dụng, căn cứ phân loại và những nguyên tắc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC; còn thiếu những tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ chúng, giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền TTHS gây ra, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng; bên cạnh đó, pháp luật thực định vẫn chưa có định nghĩa pháp lý về BPNC; các BPNC tạo thành hệ thống độc lập được quy định tại chương VI của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, nhưng vẫn còn nhiều quy phạm nằm rải rác tại một số chương khác nhau làm mất đi tính khoa học cần thiết của nó; các quy phạm về: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, tạm giữ và cấm đi khỏi nơi cư trú (các điều 80, 86, 91) đều không có căn cứ áp dụng; căn cứ khởi tố bị can không rõ ràng về định lượng, định tính (Điều 126) ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định áp dụng các BPNC; quy định về bắt giữ trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (TTTP&PL) không phù hợp với bắt và tạm giữ trong BLTTHS năm 2003; Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan do người có thẩm quyền trong TTHS gây ra (Nghị quyết 388/NQ-UBTVQH) có những nội dung bất cập; thực tiễn áp dụng chế định trên đòi hỏi khoa học luật TTHS giải đáp những vấn đề nổi cộm sau đây: bằng biện pháp nào để hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam; định lượng thời hạn tạm giam bao nhiêu là cần thiết để hoàn thành hoạt động điều tra; với biện pháp nào để khắc phục được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, tư tưởng "bắt thay cho điều tra"; cơ chế bảo đảm quyền bồi thường thiệt hại cho người bị oan; sự công bằng trách nhiệm hoàn trả giữa những người THTT đều cùng có lỗi trong việc gây ra oan; nên hay không nên loại bỏ biện pháp bắt ra khỏi hệ thống các BPNC và tiếp thu thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam tại phiên tòa... Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận đối với chế định các BPNC, thực tiễn áp dụng thay thế, hủy bỏ chúng trong một khoảng thời gian tương đối dài (1998-2008) và việc giải quyết bồi thường cho người bị oan trong thời gian gần đây (2003-2006) nhằm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, xác định những nguyên nhân, tồn tại của chúng, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng hoàn thiện chế định các BPNC nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng, mà còn là vấn đề cấp thiết mang tính thời sự. Đây là lý do giải thích cho việc quyết định chọn đề tài: "Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam".


Trích: Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội


Tác giả: Nguyễn Trọng Phúc

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Lê Văn Cảm - TS. Trần Quang Tiệp

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comentarios

Obtuvo 0 de 5 estrellas.
Aún no hay calificaciones

Agrega una calificación
bottom of page