top of page

Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam

Quyền con người là phạm trù chính trị - pháp lý, sự ra đời của khái niệm quyền con người gắn liền với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xã hội thần dân thế kỷ XVII, XVIII. Ở Anh, khái niệm đó nằm trong Luật về các quyền (1689); ở Mỹ, nằm trong Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (bổ sung, 1789); ở Pháp, nằm trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1789); và về sau khái niệm này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế do Liên hiệp quốc khởi xướng. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công dân nên hiến pháp của các nước thường dành riêng một chương hoặc một phần ghi nhận các quyền con người, quyền công dân: chương V Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Phần I Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978, Chương II Hiến pháp Thụy Điển 1974, chương III Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, phần II Hiến pháp Hy Lạp năm 1975, phần IV Hiến pháp Singapore năm 1963, chương II Hiến pháp Hàn Quốc năm 1948, chương II Hiến pháp Ba Lan năm 1997, chương II Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, chương II Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993... Từ các cơ sở trên, việc phân tích, đánh giá các quy định về bảo đảm quyền con người trong các bản Hiến pháp Việt Nam các thời kỳ là rất quan trọng, nhằm nhấn mạnh “việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp là để bảo vệ các quyền này bằng sức mạnh pháp lý cao nhất của quốc gia.” Do vậy, trong khuôn khổ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Nhân quyền, học viên đã lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam”.

Trích: "Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam"

- Luận văn Thạc sĩ Luật học - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội


Tác giả: Hoàng Lan Anh

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đăng Dung

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:



Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page