top of page

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa sơ thẩm VAHS theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp; từng bước xã hội hoá một số hoạt động tư pháp, “Nghiên cứu việc chuyển VKS thành viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra”, “Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư”. Những tư tưởng quan điểm trên một mặt xác định tranh tụng là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp, mặt khác đây cũng được coi là định hướng và yêu cầu thúc đẩy việc nghiên cứu vấn đề bảo đảm tranh tụng trong hoạt động của Toà án. Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, nhằm xác định sự thật vụ án, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Khoản 5 Điều 103 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013) khẳng định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Mặc dù nguyên tắc tranh tụng trong TTHS đã được ghi nhận và từng bước được quy định trong Hiến pháp, luật pháp và đưa vào thực hiện, nhưng quyền lợi của người phạm tội, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác vẫn còn những dấu hiệu bị vi phạm. Vị trí, vai trò và chức năng của họ chưa được đánh giá một cách đúng đắn dẫn đến không được bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp theo Hiến định và Luật định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, tuy nhiên đáng chú ý hơn là việc các chủ thể tham gia tố tụng chưa nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong TTHS. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và toàn diện về bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất để tác giả lựa chọn đề tài “Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” cho luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. Nội dung của đề tài luận án không trùng lặp với bất cứ một công trình nào khác đã công bố.

Trích: Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

- Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Hoàng Văn Thành

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Luyện

 

Tài liệu trên được dẫn từ: FDVN Lawfirm

Xem trực tiếp tại:


Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page